Giới thiệu đôi nét về sơn Epoxy chống thấm
Sơn Epoxy chống thấm (hay còn gọi là sơn chống thấm Epoxy) là loại sơn 2 thành phần bao gồm:
+ Phần A (phần sơn).
+ Phần B (Chất làm cứng bổ sung).
Sơn Epoxy chống thấm được sử dụng cho các loại sàn bê tông như bể bơi, tầng hầm, bãi đậu xe, sàn thể thao, bể chứa hóa chất, bể xử lý nước thải,…
.jpg)
Hiện nay, việc thi công sơn Epoxy chống thấm là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, nhà thầu và chủ đầu tư bởi những tính năng và lợi ích sau:
– Thích hợp cho nhiều công trình như bể nước, bể bơi, bể nước thải, bể chứa hóa chất, sàn tầng hầm, sàn mái, nền nhà xưởng…
– Có khả năng chống mài mòn và độ bền rất tốt, giúp bề mặt bền lâu mà không bị bong tróc hay hư hỏng. Ngoài ra, sơn Epoxy chống thấm còn có khả năng chống lại các tác động của dung môi, hóa chất hay nước muối.
– Mang lại khả năng chống bám bẩn cực tốt, giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
– Thi công sơn Epoxy chống thấm sẽ mang lại khả năng chống nước tuyệt vời, giảm thiểu sự ăn mòn của nước.
– Bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian sống của con người.
– Kéo dài tuổi thọ của công trình và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
– Các sản phẩm sơn Epoxy chống thấm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế.
– Có độ ma sát tốt, giúp bạn vận chuyển đồ vật dễ dàng khi cần thiết, đặc biệt là trong các nhà máy, khu công nghiệp,…
Những công trình nào cần thi công sơn Epoxy chống thấm?
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sơn Epoxy chống thấm cho công trình nhà mình. Vì không loại sơn nào có thể so sánh được với Epoxy chống thấm, nó đáp ứng tất cả các yêu cầu như chống mài mòn, ma sát cao, chống bụi, chống nước tốt và chống lại axit yếu.
Sơn Epoxy chống thấm ngoài trời
Để có thể bảo vệ tường ngoài trời khỏi những tác hại của môi trường thì việc sử dụng sơn Epoxy chống thấm ngoài trời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thi công sơn Epoxy chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi nấm mốc và bạc màu. Epoxy chống thấm có nhiều tính năng vượt trội, chúng đã được nhiệt đới hóa rất phù hợp với khí hậu nước ta.
Sơn Epoxy chống thấm mái
Sơn Epoxy chống thấm là một lớp phủ rất bền với nước và các dung dịch khác nên nó sẽ ngăn chặn hoàn toàn sự thấm nước bên trong và giúp bảo vệ công trình về lâu dài. Sử dụng sơn Epoxy chống thấm có thể làm nhiệm vụ kép để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Nó cung cấp một lớp phủ Epoxy cứng cho mái nhà của bạn, bảo vệ mái tôn khỏi các tác động cơ học, hóa học và sự bất ổn của thời tiết.
Sơn Epoxy chống thấm bể nước
Thi công sơn Epoxy chống thấm bể nước là một trong những yếu tố rất quan trọng bắt buộc phải có đối với bể nước trong xây dựng, đặc biệt là các công trình công nghiệp. Thành phần của sơn Epoxy chống thấm bể nước rất an toàn cho sức khỏe con người và có tính thẩm mỹ cao. Có thể dùng sơn Epoxy chống thấm làm lớp sơn phủ cho bể chứa thực phẩm và bể lọc nước gia đình.
Cách thi công sơn Epoxy chống thấm đạt tiêu chuẩn
Để có một công trình chống thấm đạt kết quả hoàn hảo thì yêu cầu kỹ thuật thi công phải chính xác. Vì thế, MUA BÁN SƠN muốn chia sẻ đến bạn đọc quy trình thi công sơn chống thấm Epoxy đạt tiêu chuẩn như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn của công trình cần thi công
Bạn cần xử lý sạch các lớp rỉ sét, các mảng sơn cũ hoặc các vết dầu, bụi đơn giản để tăng độ bám dính cho sơn. Tiến hành chà nhám bề mặt sàn để đảm bảo độ nhám mong muốn, nhưng không quá mịn. Sau khi đánh bóng, sử dụng máy mài và máy hút công nghiệp để làm sạch kỹ hơn.
Bước 2: Xử lý những chỗ lồi lõm
Ở những vị trí có vết nứt hoặc khuyết tật, bạn cần chà nhám và làm sạch cẩn thận. Hãy sử dụng khò khô khi xử lý những khu vực có nước đọng hoặc độ ẩm cao để lớp Epoxy chống thấm có thể dễ dàng bám dính tốt hơn.
Bước 3: Thi công sơn lót Epoxy chống thấm
Bước này nhằm tăng độ cứng và tạo liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn Epoxy chống thấm. Đồng thời, lớp sơn lót Epoxy còn bảo vệ và tăng tuổi thọ cho lớp sơn phủ. Trộn đều hai thành phần A và B của sơn lót Epoxy bằng máy trộn, sau đó đổ lên sàn, dàn đều và dùng con lăn trám lại các vết chân chim, vết nứt.
Bước 4: Thi công sơn Epoxy chống thấm
Sử dụng sơn phủ Epoxy bề mặt giúp bảo vệ bề mặt khỏi những tác động từ bên ngoài vào bề mặt. Lớp phủ có thể được thi công bằng lăn hoặc khả năng tự san lấp mặt bằng của sơn Epoxy chống thấm. Tuy nhiên, các bề mặt dốc như bể bơi, bể chứa chỉ nên thi công bằng con lăn. Vì sơn tự phẳng sử dụng nguyên lý cân bằng dòng chảy nên sơn sẽ chảy từ cao xuống thấp theo trọng lực của trái đất.
Bước 5: Nghiệm thu công trình.
Sau 24 giờ, lớp sơn Epoxy chống thấm sẽ khô hoàn toàn và đóng rắn. Bạn có thể tiếp tục bơm nước sau khi thi công để kiểm tra chất lượng bề mặt nền. Khi đổ nước xong, đối với công trình thi công đúng kỹ thuật, bạn sẽ thấy bề mặt sáng mịn như gương, mang lại vẻ đẹp đầy thẩm mỹ và sự bảo vệ vượt trội trước ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài.

Nguyên tắc và quy trình sơn chống thấm
Sơn chống thấm là loại vật liệu xây dựng được dùng trong công tác chống thấm cho nhà ở, hồ bơi, bể chứa nước. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất, cần lưu ý đến một vài yếu tố khi sử dụng và thi công sơn chống thấm, nhất là vào thời điểm trước mùa mưa.
1. Nguyên tắc chống thấm
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm nước, chẳng hạn như do kết cấu bê tông không được đầm kỹ, do lớp xây không no mạch, lớp trát không chắc, hư hỏng lớp giấy cách nước, hư hỏng màng sơn chống thấm… Vì thế, khi sử dụng sơn chống thấm để ngăn ngừa, khắc phục, bạn cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc:
- Tiến hành chống thấm từ phía có nguồn nước để có thể chống thấm một cách chủ động, hiệu quả. Chống thấm từ phía sau nguồn nước chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm chủ động từ phía có nguồn nước, do đó còn gọi là chống thấm bị động.
- Nguyên tắc “tầng tầng lớp lớp”, nghĩa là sử dụng các giải pháp chống thấm liên tiếp nhau thay vì chỉ chống thấm 1 lần là xong. Chẳng hạn như với những bề mặt tường gồ ghề, lồi lõm, bạn không thể quét một lớp sơn chống thấm là xong mà cần đặc biệt lưu ý đến những vị trí khuyết tật này.
- Đối với những kết cấu bê tông hay bê tông cốt thép, trước khi tiến hành quét sơn chống thấm thì cần đầm chặt bê tông để gia tăng khả năng ngăn nước.
2. Quy trình sơn chống thấm
Khâu thi công quyết định hiệu quả chống thấm nói riêng và chất lượng công trình nói chung, vì vậy cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Bề mặt cần chống thấm phải thật khô ráo bởi nếu ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc. Đó cũng là lý do vì sao quá trình thi công sơn chống thấm nên được thực hiện vào những ngày khô ráo.
- Sử dụng giấy nhám, giấy mài tường để thực hiện các công đoạn mài thô, mài tinh, mang đến một bề mặt tường sạch sẽ, bằng phẳng và nhẵn mịn. Điều này không chỉ gia tăng hiệu quả chống thấm mà còn gia tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường.
- Tốt nhất không nên sử dụng bột trét tường, bả ma tít, nếu có thì chỉ nên quét 1 lớp thật mỏng.
- Tiến hành sơn lót với những lớp sơn thật mỏng và sơn nhiều lần. Việc này không chỉ giúp bề mặt sơn đều đặn hơn mà còn góp phần giảm chi phí cho sơn phủ. Sau khi sơn lớp thứ nhất khô hẳn thì mới tiến hành sơn lớp thứ 2. Khoảng thời gian giãn cách giữa 2 lớp sơn này là vài giờ đồng hồ.
Nếu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc và quy trình thi công sơn chống thấm, bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn để khắc phục hiện tượng thấm nước sau này, mang đến một công trình chất lượng vượt trội và bền bỉ theo thời gian.
Một số lưu ý khi thi công sơn Epoxy chống thấm
– Việc làm sạch bề mặt trước khi thi công sơn Epoxy là rất quan trọng, tuyệt đối cần phải xử lý tỉ mỉ và cẩn thận để giúp nâng cao độ bám dính của sơn.
– Khuấy đều sơn Epoxy là công đoạn thường bị bỏ qua nên nhiều người chỉ khuấy sơn nhẹ dẫn đến tình trạng sơn trộn không đều làm giảm hiệu quả của sơn. Ngoài ra, bạn cần làm theo các bước trên để pha sơn theo trình tự.